KHÁI QUÁT VỀ RƯỢU THUỐC
Rượuthuốc thực chất là tên gọi kép bao gồm Rượu và Thuốc.
Rượu thuốc được bào chế theo nguyên
tắc sử dụng rượu làm dung môi để ngâm
tẩm những thảo dược hoặc động vật nhằm chiết ra những hợp chất có trong đó để
chữa bệnh. Rượu đi vào vùng huyết, có tác dụng dẫn huyết. Khí huyết lưu thong
thì bệnh tật được đuổi ra ngoài. Rượu thuốc còn kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon, nâng cao sức khỏe.
Đơn sâm |
Tuy nhiên, thuốc nào
cũng thế, muốn tốt hay không thì bên cạnh nguyên liệu đảm bảo chất lượng còn
tùy dạng bào chế và hình thức bảo quản. Chính vì thế mà trong y học cổ truyền
dân gian, dù Đông y hay Tây y, đều có thành phẩm dưới dạng rượu thuốc. Điểm khéo của rượuthuốc, bên cạnh chuyện ngon miệng, chính là công năng “nhiều trong một” nhờ khả
năng:
- Bảo quản dược liệu không cần chất phụ gia bằng hóa chất tổng hợp.
- Ly trích tối đa hoạt chất trong dược liệu.
- Tối ưu hóa khả năng dung nạp thuốc nhờ rượu, đồng thời kích thích tiêu
hóa.
- Gia tốc thời gian khởi động tác dụng của dược liệu nhờ độ cồn trong rượu.
Không lạ gì nếu từ Đông
sang Tây vẫn có sự hiện diện của các hãng rượuthuốc với bề dày lịch sử mấy trăm năm, nhất là ở các nhà dòng, các vùng nghỉ
dưỡng, các trung tâm điều trị phục hồi…. Rượuthuốc ở những nơi đó không là hàng thị hiếu theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Trái lại, rượu
thuốc đã được kiểm chứng, thử lửa suốt nhiều thế kỷ để thu phục sự tin dùng
của người dân,người tiêu dùng. Bằng chứng là thầy thuốc ở Nhật, Trung Quốc,Hy Lạp,
Đức,… đã và đang tiếp tục biên toa cho rượu thuốc.
Rượu+ Thuốc = Rượu thuốc ?
Rượu linh chi sừng hươu |
Nhiều người vẫn nghĩ cứ
ngâm dược liệu vào rượu thì sẽ thành rượuthuốc. Tuy nhiên, muốn có tác dụng phải hội đủ 2 tiêu chí: Rượu
tốt và Thuốc quý.
Một thang thuốc muốn
công hiệu phải đúng thành phần và hàm lượng. Với rượu thuốc cũng vậy, nếu
ngâm
không đúng bài bản thì khó kiểm soát tình trạng tương tác bất lợi của
dược liệu chen chúc trong bình rượu.
Với dược liệu gốc động
vật như rắn, bìm bịp,…. Càng phải kỹ hơn. Vì nếu không chế biến đúng cách thì
không thể công hiệu, thậm chí có thể ngộ độc.
Rượn
thuốc uống liều lượng sao?
Rượuthuốc cũng giống như rượu thông thường, nếu lạm dụng uống
nhiều và uống thường xuyên thì sẽ dẫn đến nghiện
rượu, gây tác động lên hệ thần kinh, dạ dày, huyết áp,…. Đặc biệt, có những
người không bao giờ được uống rượu như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Để an toàn khi uống rượu
thuốc : uống theo hướng dẫn của thầy thuốc. Người có bệnh tim, tăng huyết áp, dạ
dày… hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Uống đúng thời gian quy
định, liều lượng. Có thể uống mỗi lần 20-50 ml tức là 1 ly nhỏ
( ly hạt mít), mỗi ngày uống từ 1 đến
2 lần trong bữa ăn ( trước hay sau bữa ăn tùy theo loại rượu thuốc).
Trong trường hợp cần pha ly rượu với nước để pha loãng độ cồn và mượn tính kiềm
của nước khoáng để dẫn thuốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét