CÓ PHẢI CHỈ CẦN ĐEM THUỐC NGÂM RƯỢU LÀ RA RƯỢU THUỐC?


       Tự ngâm rượu thuốc để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe đang trở thành trào lưu từ thành thị, đến nông thôn. Tuy nhiên, với việc cái gì cũng ngâm rượu, từ côn trùng, sâu bọ, cho đến các loại cây nhà lá vườn đã khiến không ít người rước họa vào thân.

       Rượu thuốc vốn là bài thuốc trong y học cổ truyền, được các lương y có kinh nghiệm bốc và hướng dẫn nguời dùng cách ngâm cũng như cách sử dụng như thế nào có hiệu quả.

       Thế nhưng hiện nay, hầu hết người ngâm rượu thuốc đều làm theo kiểu “ nghe dân gian truyền lại”, hoặc tự tìm hiểu trên internet. Một số người sau khi ngâm còn đem chon xuống đất từ 3-6 tháng, Vì tin rằng làm như vậy rượu sẽ có vị đậm đà, hương thơm và tốt hơn.
 
 Mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc
       Tuy nhiên, không phải rượu thuốc nào cũng tốt và không phải ai cũng dùng được. Việc ngâm rượu bừa bãi rất nguy hiểm, có thể gặp những vị thuốc độc mà không biết, hoặc có những thứ là bài thuốc, nhưng phải biết cách sử dụng, nếu không sẽ trở thành chất độc.

      Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa – Hội Dược liệu TP HCM, cho biết : “rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn,tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mọc thường được dùng như sâm, linh chi, đinh lăng, cúc hoa, hà thủ ô, chuối hột,… Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên long, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống thì trên long và bụng đều có chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng chúng để ngâm rượu nguyên long nguyên con chẳng khác gì tự rước ký sinh trùng vào cơ thể.”

       Theo BS, Nguyễn Trường Sơn- Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Lê Lợi ( Tp Vũng tàu, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu): Rượu thuốc cũng giống như con dao 2 lưỡi, sẽ phản tác dụng nếu dùng sai. Nhiều người ngâm rượu với nhiều vị thuốc khác nhau vì nghe nói vị thuốc nào cũng bổ, mà không hề chú ý có những vị thuốc xung khắc nhau, có thể gây nguy hiểm cho người uống. Nhiều trường hợp phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc rượu thuốc do mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hoặc uống các loại rượu thuốc ngâm theo lời đồn thổi.

       Chẳng hạn, rượu Mã tiền rất nguy hiểm, có thể gây ung thư gan, xơ gan hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Rượu ngâm với một số loài động vật không thể phân hủy Protid, mỡ có thể gây ngộ độc, viêm gan cấp ( biểu hiện dị ứng, vàng da),.. tăng huyết áp ( rượu sâm) hoặc nhiễm sán, ký ssinh trùng lên não ( rượu mật, rượu tiết động vật,…)

       Theo BS Lương Lễ Hoàng: Rượu thuốc là tiếng ghép. Muốn có tác dụng như mong muốn phải hội đủ 2 tiêu chí: rượu tốt và thuốc quý. Thầy thuốc y học cổ truyền đều rõ là thang thuốc muốn công hiệu phải đúng thành phần và hàm lượng khi ngâm. Với rượu thuốc cũng vậy. Đừng tưởng cứ nhét hết vào bình là xong. Nếu không đúng bài bảng khó lòng kiểm soát tình trạng tương tác bất lợi của dược liệu chen chút trong hũ rượu. Với dược liệu gốc động vật như rắn, bìm bịp, dê hà nàm,… càng phải kỹ hơn vì nếu không chế biến đúng cách thì trong rượu vẫn có thuốc nhưng xét cho cùng chỉ là thuốc… độc.

       Chung quy: Rượu thuốc phải có:
-                           -  Rượu tốt
-                          -  Thuốc quý
-                          - Hàm lượng và thành phần khi ngâm
-                          - Nguồn gốc và tình trạng của nguyên liệu thuốc.
-                        -   Chế biến trước khi ngâm.

-                         -  Sự tương tác của các thành phần thuốc nếu ngâm chung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến